Những con ngựa Ngựa trong chiến tranh

Ngựa chiến gắn liền với chiến trận với danh tướng, có một số con ngựa được nhắc đến trong lịch sử, văn hóa[30][31][32] Trong lịch sử có nhiều con ngựa vang danh lịch sử như con ngựa Bucephalas của Alexandros Đại đế, ngựa Xích Thố (hay Xích Thố mã) của Lã BốQuan Vân Trường, ngựa Đích Lư của Lưu Bị, con ngựa trắng của Julius Caesar con ngựa ô (Ô Truy) của Hạng Vũ, của Nguyễn Hữu Cầu, lãnh tụ nông dân khởi nghĩa chống chúa Trịnh, ngoài ra có thể kể đến con ngựa sắt của Phù Đổng Thiên Vương trong truyền thuyết Việt Nam và con ngựa thành Troia của người Hy Lạp.

  • Ngựa gỗ thành Troy: Là con ngựa gỗ góp phần quan trọng vào chiến thắng của quân Hy Lạp ở thành Troy sau 10 năm vây hãm không hiệu quả. Khi sức mạnh quân sự không thể khuất phục, quân Hy Lạp tháo dỡ tàu chiến, dựng thành một con ngựa khổng lồ bằng gỗ rỗng ruột. Trước khi rút lui, quân Hy Lạp để lại con ngựa gỗ cùng một người có nhiệm vụ đánh lừa binh sĩ thành Troy. Người ta kéo con ngựa gỗ vào thành. Khi quân thành Troy no say sau bữa tiệc chiến thắng, binh sĩ trong bụng ngựa thoát ra ngoài, mở cổng thành để quân Hy Lạp tiến vào đánh chiếm.
  • Bucephalus: Là một trong những con ngựa bất kham nhất thời Alexander Đại đế. Không chiến binh nào có thể cưỡi lên mình nó. Khi cha Alexander cho phép ông chọn bất kể con ngựa nào mình muốn, ông đã chọn Bucephalus và thuần hóa nó trở thành con ngựa chiến gắn liền với tên tuổi của mình.
  • Ngưa Ô Truy của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ là con chiến mã lông đen tuyền, to lớn, dũng mãnh. Tương truyền ở núi Đồ Sơn có con rồng đen hóa thành ngựa ô, hàng ngày xuống thôn Nam Phụ phá hoại, ai đến gần đều bị nó cắn và đá chết. Hạng Vũ đi qua núi Đồ Sơn thì bị thần mã tấn công, ông liềm tóm lấy bờm của nó ghì xuống, phóng lên lưng và chạy nhanh như gió được 10 vòng. Ngựa mướt mồ hôi, chịu thuần phục, Hạng Vũ đặt tên ngựa là Ô Truy. Khi Hạng Vũ bại trận dưới tay Hán Vương Lưu Bang, Hạng Vũ đã dùng kiếm tự sát bên dòng sông Ô Giang. Khi thấy chủ nhân tự sát, ngựa Ô Truy cũng nhảy xuống sông chết theo. Người đời sau vẫn nhắc về ngựa Ô Truy như một biểu tượng đẹp của lòng trung thành.
  • Ngựa Xích Thố: Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng. Ngựa Xích Thố từng qua tay rất nhiều chủ. Chủ nhân đầu tiên của Xích Thố là Đổng Trác (132-192). Đổng Trác đã đem Xích Thố tặng cho Lã Bố. Ngựa Xích Thố đã cùng Lã Bố chinh chiến khắp nơi. Trên chiến trường, ông chuyên cưỡi ngựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Sau đó Lã Bố bị Tào Tháo giết, ngựa Xích Thố thuộc về Tào Tháo. Tào Tháo quý mến nhân tài như Quan Vũ, cũng muốn bắt chước Đổng Trác tặng ngựa cho anh hùng. Sau khi Quan Vũ bị giết, Xích Thố lại rơi vào tay một viên tướng nhà Thục Hán khác là Mã Trung. Nó tuyệt thực đến chết.
  • Ngựa Tuyệt Ảnh: Là ngựa của Tào Tháo. Tuyệt Ảnh nghĩa là đến cái bóng ngựa cũng không đuổi kịp, tên Tuyệt Ảnh nhằm nhấn mạnh đặc tính nổi bật nhất của con ngựa, đó là sự thần tốc. Một lần, Tào Tháo không ngờ lại bị trúng kế của kẻ thù là Trương Tú, bị đánh bất ngờ, trở tay không kịp, suýt nữa thì bị mất mạng. May có ngựa Tuyệt Ảnh mới thoát được ra ngoài. Ngựa Tuyệt Ảnh bị trúng ba mũi tên trên mình mà vẫn cất vó phi nước đại, sau đó bị trúng một mũi tên vào mắt mới gục ngã.
  • Đích Lô: Là ngựa của Trang Vũ. Lưu Bị nhìn thấy ngựa của Trương Vũ cho rằng đây là một con tuấn mã, liền hết lời ca ngợi rằng "con ngựa này chắc chắn là ngựa thiên lý". Triệu Vân cướp ngựa. Khi Lưu Biểu nhìn thấy con ngựa này cũng khen, liền tặng con ngựa này cho Lưu Biểu. Không ngờ, Lưu Biểu lại thấy con ngựa này "có quầng mắt, trên đầu có những đốm trắng, lại tên Đích Lô, ắt là con ngựa sát chủ" và trả lại. Sau đó Lưu Bị đào tẩu trong một vụ mưu sát cưỡi ngựa Đích Lô chạy trốn đến bên suối Đàm Khê. Đích Lô bỗng nhiên vùng lên, phi một phát sang bờ bên kia. Khi đem quân đi đánh nước Thục, Lưu Bị đã tặng cho Bàng Thống, ông này mới cưỡi lên Đích Lô đã bị kẻ địch tưởng nhầm là Lưu Bị nên bắn chết.
  • Ngựa Bạch Long hay Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử là ngựa của Triệu Vân toàn thân lông trắng như tuyết, tương truyền một ngày có thể đi hàng nghìn dặm. Ngay từ khi mới sinh ra phía dưới cổ đã có một hàng lông dày, trông giống như sư tử, tính khí nóng nảy, sau này lớn lên tính khí bớt nóng nảy hơn, buổi tối con ngựa này còn phát ra ánh sáng trắng bạc. Trong trận Trường Bản xuất quân đi đánh trận đều cưỡi Dạ chiếu ngọc sư tử, có lần Triệu Vân cùng ngựa bị rơi xuống hố bẫy sẵn của quân địch, nhưng sức ngựa rất lớn, cuối cùng cũng nhảy được lên trên miệng hố. Sau này nó chính là lý do dẫn đến trận đánh Tăng Đầu thị của quân Lương Sơn Bạc.
  • Ngựa Ô Vân Đạp tuyết còn có tên là Vương Truy Mã, sống ở thế kỷ thứ hai, toàn thân màu đen nhưng bốn vó màu trắng. Đây là ngựa của Trương Phi. Ngựa của Trương Phi có tên rất ý nghĩa, Vương Truy Mã có nghĩa là con ngựa đi theo hầu hạ Đại Vương. Tương truyền Trương Phi và Ô Vân Đạp Tuyết đều đen như nhau. Trương Phi quý chú ngựa này như con đẻ, thường xuyên tự tay tắm rửa cho ngựa quý.
  • Song Vỹ Hồng là chiến mã có bộ lông hồng với đuôi dài có hai màu, hồng một bên và trắng một bên. Khi nó cất vó phi, trông như con thần mã có hai đuôi, nên được gọi là Song Vỹ Hồng, nghĩa là ngựa hồng hai đuôi. Song Vỹ Hồng là con ngựa chiến cùng Lý Thường Kiệt bình Chiêm, phá Tống. Năm 70 tuổi Lý Thường Kiệt còn cầm quân đi đánh Chiêm Thành, bắt sống vua Chiêm, năm 85 tuổi còn đi dẹp loạn.
  • Ngựa Nê Thông cực kỳ quý hiếm của vua Trần Duệ Tông. Nê là để chỉ con ngựa lông có hai màu: trắng và đen. Thông chỉ ngựa sắc lông màu xanh. Qua cách gọi tên có thể hiểu con ngựa của Nê Thông của vua Duệ Tông quả là cực kỳ hiếm, màu sắc lông của nó là một sự pha trộn màu sắc thật kỳ diệu của ba màu trắng, đen và xanh. Vua cưỡi ngựa Nê Thông dẫn quân bộ, men theo bờ biển, đến cửa biển Nhật Lệ đóng quân lại, luyện tập trong một tháng. Trận đánh đó, Vua bị tử trận. Sử không ghi lại số phận con ngựa Nê Thông.
  • Nelson: Là chiến mã của George Washington, tổng thống đầu tiên của Mỹ. Con ngựa còn có biệt danh là Old Onzie. Tổng thống Washington mua Nelson năm 1779 và vô cùng yêu quý nó. Ông thích con ngựa này bởi nó khá lì lợm và khó bị kích động bởi âm thanh trận mạc. Con ngựa sát cánh cùng George Washington trong trận chiến ở thung lũng Forge và Yorktown.
  • Eclipse là chú ngựa đua huyền thoại, bất khả chiến bại của nước Anh thế kỷ 18. Eclipse thậm chí còn được Hoàng gia Anh phong tặng danh hiệu Hiệp sĩ. Bố là ngựa vằn, mẹ là bạch mã thuần chủng, nhẽ ra theo "thông lệ" Eclyse sẽ phải khoác bộ áo sọc đen trên khắp thân mình. Tuy nhiên đi ngược lại quy luật, Eclyse chỉ có đúng 2 mảng da vằn ở trên mặt và chân sau, phần còn lại là bộ lông mượt mà như tuyết trắng. Trên thực tế, chẳng có bàn tay tô vẽ nào can thiệp vào đây.
  • Marengo: Là con ngựa chiến nổi tiếng của Hoàng đế Napoleon Bonaparte. Ông đặt tên nó theo địa danh Marengo, nơi Napoleon giành chiến thắng vang dội năm 1800. Nó gắn bó cùng ông trong trận Austerlitz, trận Jena - Auerstedt, trận Wagram và trận Waterloo, trận chiến khép lại sự nghiệp cầm quân lẫy lừng của vị hoàng đế người Pháp. Con ngựa bị thương 8 lần trong những năm tháng ra trận cùng Napoleon.
  • Copenhagen: Là tên con chiến mã của Công tước Arthur Wellesley, người dẫn đầu cuộc tấn công chống lại Hoàng đế Napoleon Bonaparte trong trận Waterloo. Copenhagen đưa vị công tước xứ Wellington băng qua làn đạn của quân Pháp, dẫn tới chiến thắng vang dội của quân Anh, con ngựa Copenhagen rất khéo léo cùng sức chịu đựng dẻo dai.
  • Chú ngựa Comanche là nhân vật duy nhất còn sống sót của lữ đoàn kỵ binh số 7 của Mỹ sau trận Little Bighorn. Đây là một trong hai con ngựa được chôn cất với đầy đủ nghi thức quân đội trong lịch sử nước Mỹ.
  • Little Sorrell là chú ngựa nổi tiếng vì đã sống sót sau những cuộc chiến khốc liệt suốt thời kỳ nội chiến ở Mỹ. Chú ngựa này qua đời vì tuổi già ở tuổi 36. Đến năm 1997, xương của Little Sorrell được hỏa táng theo nghi thức quân đội và chôn cất tại Học viện quân sự Virginia.
  • Thiên Mã là con ngựa từ nước Tây Vực (Apganistan hiện nay) được nhập vào trong tàu ngựa của Hoàng đế năm 1830. Vua Minh Mạng đã ban du phong chức cho con Thiên Mã, ta đã sai dong yên ngồi cưỡi, chạy nhanh như chớp gió, thật vượt mức trong các loài ngựa có bốn nước đại và ba đợt nhảy cao, lại cao siêu hơn loài ngựa có chín đức tính tốt và tám thứ ngựa giỏi, nên ban cho tên đẹp để tỏ cái đức con ngựa quý, nay gọi trên là Đại Uyển Long Tuấn.
  • Bạch Long Câu là ngựa của Nguyễn Nhạc sau này là Thái Đức Hoàng đế, đây là một trong những con Tây Sơn Ngũ thần mã. Bạch Long thuộc giống ngựa rừng trên núi Hiển Hách (còn có tên Hảnh Hót) ở miền An Khê.
  • Xích Kỳ vốn của chúa Nguyễn Phúc Khoát được nước Cao Miên (Campuchia) tặng làm cống vật sau này bị Đô đốc Tuyết lấy đi, Con ngựa này về sau đã cùng Đô đốc Tuyết, ra đánh quân Thanh trong trận Đống Đa, đây là một trong những con Tây Sơn Ngũ thần mã.
  • Ô Du là chiến mã của tướng Đặng Xuân Phong, thuộc loại "Ngựa Ô Quạ" nên mang tên Ô Du (Con Quạ rong chơi). Bộ lông đen như gỗ mun, bốn chân thon nhỏ như chân nai, đây là một trong những con Tây Sơn Ngũ thần mã.
  • Ngân Câu của Bùi Thị Xuân là người ưa cưỡi ngựa nên bà sở hữu thần mã Ngân Câu–Huyết hãn mã (tên tục là Kim). Ngựa lông toàn sắc trắng, vóc to, sức mạnh phi thường, có khả năng đặc biệt là đi trong đêm tối, đây là một trong những con Tây Sơn Ngũ thần mã.
  • Hồng Lư hay còn gọi là Huyết hãn bảo câu, thần mã của Lý Văn Bưu. Lông ngựa là sắc nâu–hồng ánh vàng, và mang dị tướng: Đầu giống đầu lừa, mình ốm o như đói cỏ, bốn chân cao lỏng chỏng như chân nai, đây là một trong những con Tây Sơn Ngũ thần mã.